Nên cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày?

Mục Lục
Cụ thể, kẽm ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ? Nên bổ sung kẽm cho trẻ vào thời điểm nào và hàm lượng bao nhiêu? Để biết thông tin chi tiết, mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây.
Kẽm quan trọng với trẻ nhỏ như thế nào?
Xác định mức độ quan trọng của kẽm có thể dựa vào công dụng của kẽm và hậu quả của việc thiếu kẽm đối với trẻ em.
Công dụng của kẽm
– Kẽm giúp tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào, tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ.
– Kẽm giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác.
– Kẽm hỗ trợ và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành.
Tác hại của việc thiếu kẽm ở trẻ
Khi thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng. Thiếu kẽm sẽ làm chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương, chậm dậy thì và giảm chức năng sinh dục.
Ở phụ nữ mang thai, thiếu kẽm sẽ làm giảm cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh.
Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vi giác. Trẻ em biếng ăn kéo dài sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển.
Thiếu kẽm sẽ làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, từ đó làm giảm tăng trưởng cũng như sự phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ.
Khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ?
Thiếu kẽm trẻ có biểu hiện biếng ăn và suy dinh dưỡng nhẹ.
Khi thấy con có các biểu hiện sau, mẹ nên bổ sung kẽm cho con ngay:
– Trẻ biếng ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài.
– Chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao,…
– Rối loạn giấc ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, khóc đêm kéo dài, dễ cáu gắt.
– Vết thương lâu lành, dị ứng, loạn dưỡng móng, viêm mé móng, tóc giòn dễ gãy, hói tóc.
– Quáng gà, khô mắt, loét giác mạc.
Cho trẻ uống kẽm bao nhiêu là đủ?
Hàm lượng kẽm bổ sung sẽ thay đổi theo từng giai đoạn tuổi nhất định:
– Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5mg kẽm nguyên tố/ngày.
– Trẻ từ 4-13 tuổi: 10mg kẽm nguyên tố/ngày.
– Phụ nữ có thai: 15 – 25mg kẽm nguyên tố/ngày.
– Người lớn: 15mg kẽm nguyên tố/ngày.
– Phụ nữ mang thai cần 15mg/ngày, cho con bú 6 tháng đầu cần 19mg và cho con bú lúc 6-12 tháng cần 16mg kẽm mỗi ngày.
Bên cạnh việc sử dụng thực phẩm chức năng bạn cũng có thể bổ sung kẽm thông qua các thức phẩm ăn uống hàng ngày:
Thức ăn nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, lạc…), giá đỗ cũng giàu kẽm và dễ hấp thu.
Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú sữa mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò.
Sử dụng thực phẩm chứa nhiều kẽm để bổ sung kẽm cho bé.
Cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày?
Có lẽ, có rất nhiều mẹ thắc mắc không biết cho bé uống kẽm vào lúc nào trong ngày để giúp cơ thể hấp thu tốt nhất và không gây tác dụng ngược đối với bé.
Theo chuyên gia, kẽm sẽ giảm hấp thu khi bổ sung cùng lúc với thức ăn. Đồng thời khi bổ sung cùng với Canxi khả năng hấp thu cũng bị giảm đáng kể.
Do đó, thời điểm tốt nhất mẹ nên bổ sung kẽm cho bé là vào buổi sáng trước bữa ăn 30p-1h hoặc sau bữa ăn 1-2h. Nếu có sử dụng các nguyên tố vi lượng khác thì phải giãn cách từ 2-4 tiếng.
Lưu ý khi bổ sung kẽm cho trẻ
Khi bổ sung kẽm cho bé mẹ cần lưu ý:
– Thiếu hay thừa kẽm đều gây ảnh hưởng xấu đối với trẻ, do đó mẹ không nên tự ý bổ sung khi chưa có ý kiến bác sỹ.
– Không bổ sung kẽm và Canxi cùng lúc, vì canxi làm tăng bài tiết kẽm gây giảm tỉ lệ hấp thu kẽm trong cơ thể. Do đó, nên bổ sung cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ để mang lại hiệu quả tốt nhất.
– Khi mua sản phẩm bổ sung kẽm cho trẻ, cha mẹ hãy tìm hiểu kỹ lưỡng về nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu, thành phần, hạn sử dụng…. để tránh mua phải hàng rẻ, hàng nhái, hàng xuất xứ không rõ ràng, tẩy date, nhãn mác không đầy đủ để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của bé.
Trên đây là toàn bộ bài viết về chủ đề thời điểm bổ sung kẽm cho trẻ tốt nhất và những thông tin liên quan. Hy vọng, qua bài viết này mẹ đã nhận thấy được mức độ quan trọng của kẽm, cũng như biết được thời điểm bổ sung kẽm tốt nhất cho con từ đó giúp con phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần.
Tham khảo: Kẽm có tác dụng gì & khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ?